Điều Gì Xảy Ra Với Cơ Thể Khi Bạn Uống Trà Xanh Mỗi Ngày? ? Uống Trà Xanh Tươi Mỗi Ngày Có Tốt Không

-

Không chỉ chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho tim mạch, trà xanh còn đem lại đa dạng lợi ích và là “bảo bối” cho sắc đẹp của phụ nữ.

Bạn đang xem: Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn uống trà xanh mỗi ngày?

*

1. Trà Xanh Là Gì?

Trà xanh, trà đen, trà ô long,…đều là những loại trà được chế biến từ cây trà, theo tên gọi khoa học là Camellia Sinensis. Tuy nhiên, trà xanh có điểm riêng biệt so với các loại trà khác là được làm từ lá trà chưa lên men, vẫn giữ được hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất trong các loại trà nên đem lại những tác dụng cực kỳ hữu ích đối với sức khỏe.

Cụ thể, bên cạnh chất chống oxy hóa, các nghiên cứu chỉ ra rằng trà xanh còn sản xuất các hợp chất như Catechin, Polyphenol và một số loại Flavonoid, có công dụng kháng viêm, ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Ngoài ra, trà xanh còn có khả năng chữa bệnh cao hơn so với những loại thảo mộc, trái cây và gia vị khác nên được ví như “thần dược” sức khỏe của mọi nhà.

Để đảm bảo chất lượng trà vẫn giữ được hàm lượng chất chống oxy hóa, bạn lưu ý chọn mua ở những nơi uy tín, đảm bảo nguồn gốc.

2. Trà Xanh Có Công Dụng Gì?

Ngăn Ngừa Ung Thư

Công dụng đầu tiên và được nhiều người quan tâm nhất là khả năng ngăn ngừa ung thư. Theo đó, nhờ vào chất EGCG có trong trà sẽ bảo vệ những mô, tế bào và ngăn ngừa sự tăng trưởng của các tế bào ung thư, với thành phần chống oxy hóa trong trà xanh có tác dụng mạnh gấp 200 lần so với Vitamin E.

Hỗ Trợ Sức Khỏe Tim Mạch

*

Một trong những tác dụng điển hình của trà xanh là hỗ trợ hệ tim mạch. Bởi các chất chống oxy hóa Anthocyanin và Flavan-3-ols được tìm thấy trong trà xanh, chúng sẽ giúp ngăn ngừa các tế bào ở tim bị phá huỷ hoặc gây bệnh, đồng thời giúp tăng cường khả năng hồi phục của những mô tế bào tim mạch.

Bên cạnh đó, trong trà xanh còn chứa khoảng 10 hợp chất chẹn beta, 16 hợp chất lợi tiểu và 7 thuốc chẹn canxi. Đồng thời, trà xanh còn chứa những chất giúp ức chế ACE được đánh giá là hiệu quả hơn những loại thực phẩm khác, có tác dụng tăng lượng máu được bơm từ tim và làm giảm huyết áp.

Ngăn Ngừa Chứng Giảm Trí Nhớ Alzheimer

Trà xanh giúp bạn luôn minh mẫn khi não bộ được bảo vệ trước những biến động như tụ máu hay tắc nghẽn máu lên não. Ngoài ra, hoạt chất Catechin trong trà giúp ngăn ngừa từ gốc các tác nhân gây tổn hại tế bào, dẫn đến hình thành khối u trong não.

Ngoài ra, chất Flavonoid Epicatechin giúp cải thiện trí nhớ khi thúc đẩy khả năng hoạt động của mạch máu não. Nếu những đối tượng trung niên từ 60 trở lên thường uống trà xanh ít nhất 4 lần/tuần kéo dài trong 25 năm, vùng não của họ được tổ chức và hoạt động tốt hơn so với người không uống (theo chuyên san Aging).

Ngăn Ngừa Tiểu Đường Và Tăng Cường Hệ Miễn Dịch

Hàm lượng Flavan-3-ols trong trà xanh giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu luôn ở mức ổn định. Các chất EGCG và Catechin làm giảm Cholesterol xấu và tăng cường Cholesterol tốt trong cơ thể để chống bệnh béo phì và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Đặc biệt, đặc tính chống viêm rất có lợi với người có nguy cơ hoặc đang bị tiểu đường type 2.

Ngoài ra, trà xanh chứa hàm lượng các chất Polyphenol, Flavonoid khá dồi dào, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh và bảo vệ xương khớp, giúp ngăn ngừa loãng xương và các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, tình trạng đau mỏi,…

Giúp Giảm Cân Và Làm Đẹp Da

*

Mụn hình thành do gan nóng, dần dà tạo thành các nốt sần khiến da kém sắc. Vì thế, uống trà xanh giúp làm mát cơ thể, cải thiện chức năng gan và quá trình thải độc để giúp ngăn ngừa tác nhân gây mụn, từ đó có công dụng hiệu quả trong việc làm đẹp da. Bên cạnh đó, uống trà xanh còn tác động tích cực lên việc duy trì vóc dáng thon gọn, hạn chế việc tăng cân nhanh. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên kết hợp chế độ ăn uống khoa học, siêng năng vận động để đạt kết quả tốt nhất.

Bật mí bạn 1 típ khác, bã trà xanh cũng có công dụng làm đẹp. Cụ thể, bạn có thể pha loãng bã trà với nước để rửa mặt, hoặc đắp bã trà lên các vùng có mụn để chống viêm, xung quanh mắt để chống quầng thâm mắt đen sì.

3. Uống Trà Xanh Thường Xuyên Có Tốt Không?

Không chỉ trà xanh mà tất cả các loại thực phẩm khác, muốn tốt thì cần phải dùng đúng cách, đủ liều lượng, hoặc nếu ngược lại sẽ gây nguy hại cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, trà xanh nên sử dụng như sau:

– Người bình thường chỉ nên uống từ 2 – 3 tách trà xanh mỗi ngày. Nếu lạm dụng quá nhiều trà xanh, khoảng trên 10 tách/ngày sẽ gây mất ngủ, người mệt mỏi, tim đập nhanh,…

– Thời điểm lý tưởng uống trà xanh là vào buổi sáng để giúp bạn tỉnh táo và tăng năng suất làm việc. Tuy nhiên, nên tránh việc uống trà vào sáng sớm khi chưa ăn sáng.

– Sau khi ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, uống trà xanh sẽ có lợi cho đường tiêu hoá. Nên uống trà nóng, nhưng không quá nhiều sẽ khiến loãng vị dạ dày.

– Vào buổi tối, nên uống trà xanh cách 2 tiếng trước khi ngủ để hạn chế tình trạng mất ngủ.

*

Mặt khác, bạn cần lưu ý những điều sau khi uống trà xanh:

– Tránh uống trà và thuốc cùng thời điểm sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.

– Không uống trà và rượu cùng thời điểm vì ảnh hưởng chức năng thận.

– Người suy nhược thần kinh, mất ngủ không nên dùng trà xanh.

– Không nên uống trà xanh trong bữa ăn vì có thể làm giảm khả năng hấp thụ vitamin của cơ thể.

– Người bị táo bón, thiếu máu, sốt cao, mắc bệnh tim mạch nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

– Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, bước vào giai đoạn mãn kinh không nên uống trà xanh quá nhiều có thể gây thiếu ngủ, mệt mỏi, làm giảm khả năng hấp thụ chất sắc của cơ thể.

Trà xanh mang lại muôn vàn lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là phái đẹp khi chống lại lão hóa và duy trì sự trẻ trung. Tuy nhiên, cần sử dụng thật hợp lý để tránh các tác hại cho sức khỏe và đừng quên tham vấn ý kiến bác sĩ nếu bạn có cơ địa nhạy cảm hoặc gặp vấn đề về sức khỏe.

Xem thêm: Cách chặn trang trên facebook của bạn, cách chặn trang cá nhân của ai đó trên facebook

* Bài viết được tham vấn chuyên gia y tế thuộc Diag. Tuy nhiên, các thông tin trên chỉ mang tính tham khảo và không thay thế tư vấn y khoa. Trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin đã cung cấp, vui lòng nhận sự chỉ định từ chuyên gia y tế. 

Trà xanh là một loại thức uống được nhiều người biết đến và yêu thích. Không những thế, thảo dược này còn được dùng trong y học như một loại dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh. Vậy đối với sức khỏe,công dụng  thực sự của trà xanh là gì và cách dùng thế nào mới tốt?

1. Cơ chế hoạt động và công dụng của cây trà xanh

1.1. Cơ chế hoạt động

Trà xanh (chè xanh) là lá của cây trà xanh chưa qua chế biến. Có rất nhiều loại trà xanh nhưng tùy theo điều kiện trồng trọt mà phương pháp canh tác sẽ khác nhau. Không giống như các loại trà khác, trà xanh không được lên men mà sản xuất theo phương pháp dùng nhiệt độ cao để sấy khô. Nhờ quá trình sản xuất này mà trà xanh vẫn giữ được các phân tử quan trọng là polyphenol.

*

Trà xanh chứa hoạt chất EGCG với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ

Phân tử Polyphenol có khả năng ngừa sưng viêm, bảo vệ sụn khớp, giảm thoái hóa, chống nhiễm trùng và giảm sự phát triển của tế bào bất thường ở cổ tử cung,... Ngoài ra, 2 - 4% cafein có trong trà xanh tác động đến việc sự tỉnh táo và tư duy, tăng hàm lượng nước tiểu và cải thiện chức năng của tế bào tiếp nhận thông tin não đối với bệnh Parkinson. Chất cafein của trà xanh còn tăng cường giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh có ở não từ đó kích thích tim, hệ thống thần kinh và cơ.

1.2. Công dụng của trà xanh đối với sức khỏe

Rất nhiều người biết đến trà xanh như một thức uống tốt cho sức khỏe khi được dùng ở liều lượng phù hợp, cụ thể như:

- Phòng ngừa bệnh ung thư

Chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp cơ thể có khả năng chống lại sự gây hại của gốc tự do nhờ đó mà góp phần bảo vệ tế bào khỏi sự phá huỷ của khối u ác tính.

- Tốt với hệ tim mạch

Uống trà xanh đúng cách rất tốt với những người mắc bệnh tim vì nó làm giảm lượng cholesterol xấu có trong cơ thể.

*

Trà xanh có nhiều lợi ích thiết thực đối với cơ thể con người

- Phòng ngừa sâu răng và giảm thâm ở quầng mắt

Hoạt chất ở trong trà xanh có thể kìm hãm vi khuẩn phát triển nên thảo dược này được dùng nhiều trong thành phần của kem đánh răng. Uống trà xanh sẽ giúp phòng ngừa sâu răng và hôi miệng.

Với khả năng hạn chế sự giãn nở mạch máu ở dưới bọng mắt, trà xanh trở thành thức uống chữa thâm quầng mắt rất tốt. Không những thế, lượng cafein và tanin có trong trà xanh còn giảm lượng nước ở mô nên khiến cho vùng da quanh mắt giảm được thâm và sưng.

- Cải thiện miễn dịch và tăng sự chắc khỏe cho hệ xương

Florua trong trà xanh có tác dụng hỗ trợ hệ xương thêm chắc khỏe. Uống trà xanh mỗi ngày còn cải thiện sức đề kháng và khả năng miễn dịch.

- Làm đẹp da

EGCG là một loại hoạt chất có trong trà xanh với công dụng giữ độ đàn hồi và ngăn ngừa lão hóa cho da. Chính vì thế mà uống trà xanh là một cách để đem lại vẻ đẹp tự nhiên cho da từ sâu bên trong.

- Phòng ngừa bệnh Alzheimer và Parkinson

Ngoài khả năng cải thiện chức năng của não bộ một cách tạm thời trà xanh còn giảm nguy cơ đối với bệnh Alzheimer và Parkinson vì nó có hợp chất catechin.

2. Lưu ý khi dùng trà xanh

2.1. Cách dùng trà xanh để đạt hiệu quả

Nhiều nghiên cứu cho thấy trà xanh được chế biến khô đã bị mất đi khoảng 14% lượng catechin gồm các chất chống oxy hóa, nhất là EGCG với khả năng chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ. Vì thế, trà xanh tươi vẫn được xem là tốt nhất. Để tránh xảy ra tình trạng phản tác dụng vì dùng trà xanh, người dùng nên:

*

Pha trà xanh bằng nước nóng 85 độ C giúp giữ được dưỡng chất và hương vị tốt nhất

- Chọn thời điểm sử dụng: nên uống sau bữa ăn để mang lại hiệu quả cải thiện sức khỏe tốt hơn. Không nên uống trà xanh vào buổi sáng sau khi mới thức dậy hoặc khi đói để tránh làm tăng nguy cơ đối với bệnh đường tiêu hóa, dễ bị chóng mặt và buồn nôn.

- Học cách pha trà: làm được điều này sẽ giúp lưu giữ được trọn vẹn hương thơm của trà cùng với các hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Muốn vậy, cần dùng nước nóng 85 độ C để pha trà, nếu dùng nước sôi 100 độ C sẽ rất dễ làm mất hương vị và dưỡng chất của trà.

- Không dùng nước trà xanh đặc: uống trà xanh đặc dễ bị kích thích thần kinh gây khó ngủ và tăng nguy cơ nhiễm độc gan, làm giảm đào thải ở thận.

- Không uống đồng thời trà xanh với thuốc Tây: nếu đang dùng thuốc Tây để điều trị bệnh thì không nên dùng trà xanh để uống nhằm tránh nguy cơ tương tác thuốc.

- Mỗi ngày chỉ nên uống 100 - 200ml trà xanh.

- Không nên uống nước trà xanh để qua đêm vì dễ bị sản sinh ra chất không có lợi cho sức khỏe.

- Nếu làm đẹp da bằng trà xanh cần tìm hiểu xem da có mẫn cảm hay dị ứng với trà xanh không và chú ý đọc kỹ thành phần có trong sản phẩm chứa chiết xuất trà xanh.

- Uống trà xanh với từng trường hợp cụ thể:

+ Người tăng Cholesterol: mỗi ngày chỉ nên uống trà xanh 1 - 2 lần với hàm lượng khoảng 150 - 2500mg.

+ Người bị cao huyết áp: mỗi ngày dùng 3 lần vào sau bữa ăn 2 giờ bằng cách đun sôi 3g trà cùng 150ml nước.

+ Người bị huyết áp thấp: uống 400ml trà xanh trước bữa ăn trưa.

2.2. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải

Nếu uống quá nhiều trà xanh có thể gặp một số tác dụng phụ như:

- Chóng mặt, đau đầu và có triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa.

- Tăng độc tính cho gan vì liên quan tới chất chuyển hóa hoặc nồng độ epigallocatechin gallate cao.

Về cơ bản, những công dụng tuyệt vời của trà xanh với sức khỏe là không thể phủ nhận nhưng điều đó không có nghĩa là được lạm dụng quá nhiều nguyên liệu này. Đặc biệt, với những người đang dùng thuốc để điều trị bệnh, nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng trà xanh nhằm tránh gặp phải tương tác thuốc không mong muốn.