TÊN THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ - 7 LOẠI TÊN THƯƠNG HIỆU

-

Tên thương hiệu là gì? Chắc chắn không phải ai cũng biết về tên thương hiệu & hiểu được tên thương hiệu quan trọng với một doanh nghiệp ra sao. Chính vì thế, nếu như bạn đang tìm hiểu về tên thương hiệu & tầm quan trọng của nó, hãy cùng với Tax Plus tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!


Mục lục bài viết
Tên thương hiệu là gì? Vai trò & chiến lược của tên thương hiệu
Các yếu tố cần chú ý đến về tên thương hiệu
Các bước trong quy trình đặt tên thương hiệu
Bước 2: Định hướng sáng tạo
Đăng ký thương hiệu như thế nào

Tên thương hiệu là gì? Vai trò & chiến lược của tên thương hiệu

Tên thương hiệu trong tiếng anh được viết là Brand Name. Tên thương hiệu thường sẽ là danh từ riêng được các nhà sản xuất hoặc một tổ chức nào đó áp dụng cho một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào đó.

Bạn đang xem: Tên thương hiệu là gì

Đối với quá trình thành lập & phát triển công ty, tên thương hiệu là một phần quan trọng không thể thiếu. Tên thương hiệu tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời cũng giúp khách hàng dễ gọi, dễ nhớ, dễ ấn tượng. Mục đích cuối cùng là giúp doanh nghiệp tới gần hơn với khách hàng, đối tác, đem lại lợi nhuận tốt hơn cho công ty.

*
Tên thương hiệu trong tiếng anh được viết là Brand Name

Vai trò của tên thương hiệu đối với doanh nghiệp

Đối với một doanh nghiệp, tên thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong cả quá trình xây dựng & phát triển chính thương hiệu đó. Cụ thể:

Tên thương hiệu giúp định dạng cho sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời giúp khách hàng nhận biết hoặc chấp nhận, tẩy chay hoặc giới thiệu, quảng cáo cho thương hiệu. Từ đó giúp tiết kiệm nguồn chi phí quảng cáo nhưng vẫn hiệu quả cho doanh nghiệp. Tên thương hiệu sẽ là yếu tố đầu tiên đi vào tiềm thức của khách hàng.Thông qua tên thương hiệu, các chương trình truyền thông tới khách hàng mới có thể được thực hiện. Tên thương hiệu sẽ chuyển thông điệp tới khách hàng một cách công khai. Đó được xem là một công cụ hữu ích trong truyền thông giao tiếp đánh được vào tiềm thức của khách hàng.Tên thương hiệu đóng vai trò chính, trọng tâm đối với bất cứ một chương trình phát triển thương hiệu nào đó của doanh nghiệp. Tên thương hiệu được xem là cách để nhận biết, phân biệt giữ doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.Tên thương hiệu được xem là phương tiện pháp lý bảo vệ chính người sở hữu tên thương hiệu trước những hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh, hành vi chơi xấu của kẻ gian hay tình trạng trộm cắp, làm nhái, làm giả sản phẩm dựa theo sự nổi tiếng của thương hiệu.Thông qua quá trình hoạt động của một công ty, tên thương hiệu có thể được xem là tài sản lớn của công ty đó.

Từ những vai trò trên, chúng ta có thể nhận thấy tầm quan trọng của tên thương hiệu cũng như để có được tên thương hiệu tốt không hề đơn giản chút nào. Vì thế nếu như bạn đang muốn có chiến lược về tên thương hiệu tốt, có thể tham khảo tiếp dưới đây nhé.

Các yếu tố cần chú ý đến về tên thương hiệu

Để chọn được tên thương hiệu phù hợp, có yếu tố chiến lược lâu dài không hề đơn giản chút nào. Vì thế hãy xem xét một số những yếu tố có thể quyết định đến tên thương hiệu dưới đây nhé.

*
Muốn chọn được tên thương hiệu cần phải chú ý đến nhiều yếu tố khác nhauNo1: Nên đặt tên cho sản phẩm mới hay đổi tên cho sản phẩm hiện tại?

Khi lựa chọn tên thương hiệu, vấn đề cần chú ý đến đầu tiên chính là có cần thiết để đặt tên thương hiệu gắn với sản phẩm mới hay không? Nếu bạn có những sản phẩm mới thì lời khuyên là nên chọn tên thương hiệu khác biệt hẳn với các đối thủ trong cùng lĩnh vực.

Trong trường hợp sản phẩm không mới thì khi lựa chọn tên thương hiệu nên cân nhắc tới yếu tố về việc đổi tên cho sản phẩm. Từ đó phục vụ sự khác biệt hóa thương hiệu ở những thị trường khác nhau. Khi tên thương hiệu đã quá cũ & nhàm chán, không tạo được sự hứng thú cho khách hàng nữa thì việc đổi tên cũng là chiến lược cần thiết để xây dựng thương hiệu.

No2: Các sản phẩm được gắn thương hiệu có định hướng kinh doanh quốc tế không?

Đối với các thương hiệu quốc tế nổi tiếng thường sẽ có 1 số những đặc trưng cơ bản như: Sử dụng tên đồng nhất cho mọi thị trường, thiết kế bao bì chung, hướng tới các thị trường mục tiêu tương đương nhau ở mọi khu vực.

Một thực tế chung hiện nay là rất nhiều doanh nghiệp đang không chọn tên thương hiệu có mối quan hệ hoặc có khả năng kết nối, phát triển ra quốc tế. Đó chính là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho sau này doanh nghiệp khi thay đổi mục tiêu, chiến lược kinh doanh sẽ phải mất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc hay thậm chí là cả thị trường để làm lại mục tiêu phát triển ra quốc tế.

Vấn đề liên quan tới tên thương hiệu khi phát triển ra toàn cầu chủ yếu là: Vấn đề pháp lý do không được bảo hộ, có thể do ngữ nghĩa dịch sang tên quốc tế không phù hợp hay không thể phát âm được đúng theo tên thương hiệu đối với người nước ngoài.

No3: Tên thương hiệu có phải 1 phần hay kết quả chiến lược mở rộng thương hiệu?

Một khi doanh nghiệp đã xác định được chiến lược sản phẩm hay thương hiệu của mình được thực hiện thì vấn đề đặt tên thương hiệu sẽ chịu sự ràng buộc của rất nhiều yếu tố khác nhau trong chiến lược đó. Việc đặt mục tiêu mở rộng thị trường cho sản phẩm của doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến độ hiệu quả & giúp tiết kiệm chi phí nhất khi giới thiệu sản phẩm mới trong cùng 1 dòng sản phẩm mà doanh nghiệp đã đưa ra thị trường.


Qua việc sử dụng một thương hiệu hiện tại, doanh nghiệp cũng có thể tiết kiệm được chi phí thiết kế bao gói & phát triển được thương hiệu, quảng cáo sản phẩm hay các chi phí của công tác truyền thông giới thiệu sản phẩm.

No4: Tên thương hiệu có khả năng để được bảo hộ?

Tên thương hiệu qua thời gian hoạt động của công ty, khi đã được khách hàng, đối tác biết đến & đang có vị trí đứng tốt trên thị trường, cũng như đã được đăng ký bảo hộ sẽ được coi là tài sản của công ty. Vì thế khi chọn tên thương hiệu, cần tính toán để đảm bảo tên thương hiệu này sẽ được bảo hộ & coi đó là tài sản của doanh nghiệp. Tránh tình trạng lợi dụng, chiếm đoạt hay bôi xấu.

*
Tên thương hiệu cần phải có khả năng để được bảo hộ

Các bước trong quy trình đặt tên thương hiệu

*
Các bước đặt tên thương hiệu

Bước 1: Phân tích cạnh tranh

Một trong những chức năng quan trọng nhất của tên là để phân biệt giữa thương hiệu này với thương hiệu khác, công ty này với công ty kia. Và để làm được điều đó, tên thương hiệu cần phải khác biệt hoàn toàn với các đối thủ cạnh tranh.

Hãy bắt đầu bằng cách nghiên cứu ngành mà bạn tham gia: Đặc trưng chính của ngành là gì? Lợi thế cạnh tranh của bạn và các đối thủ? Cách đặt tên và các loại tên được sử dụng trong ngành? Đối thủ của bạn có đặt tên mang tính mô tả không? Họ sử dụng tiếng Việt hay tiếng Anh? Thông điệp được truyền tải trong tên thương hiệu của các đối thủ của bạn là gì? Cách mà các đối thủ của bạn mô tả thương hiệu và tầm nhìn của họ ra sao?

Tất cả các nghiên cứu và phân tích này làm nổi bật nên bối cảnh thực tế của ngành mà thương hiệu mới của bạn đang thâm nhập, những thách thức mà nó cần đáp ứng để trở nên khác biệt và nổi bật.

Bước 2: Định hướng sáng tạo

Ở bước này bạn thực hiện “văn bản hoá” những thông tin có được từ quá trình thu thập dữ liệu khách hàng và phân tích cạnh tranh để tóm tắt thành bản định hướng sáng tạo. Bản định hướng này có tính chất hướng dẫn toàn bộ nhóm thực hiện dự án hiểu được một cách kỹ lưỡng về bối cảnh, sản phẩm – dịch vụ, định vị thương hiệu, các giới hạn sáng tạo… một cách xuyên suốt trong toàn bộ quá trình đặt tên thương hiệu.

Bước 3: Sáng tác tên thương hiệu

Động não (Brain Storming): Trong bước này, nhóm thực hiện dự án đã nghiên cứu kỹ và thấu hiểu đề bài. Nhiệm vụ của họ là tìm ra những phương án đặt tên thương hiệu mới. Yêu cầu của bước này là người tham gia phải được tự do hoàn toàn để đưa ra phương án. Số lượng phương án đưa ra càng nhiều càng tốt. Tối thiểu mỗi người sẽ phải có 10 phương án để tiến tới bước Lọc phương án.

Lọc phương án (Short-list): Sau khi thực hiện xong bước Brain Storming, nhóm thực hiện dự án sẽ tập hợp thành một Master List bao gồm tất cả các phương án đã nghĩ ra được. Nhóm sẽ họp để lọc ra những phương án tốt nhất dựa trên sự phù hợp với định hướng sáng tạo ban đầu. Sau bước này, bạn sẽ có một shortlist khoảng 10 phương án tên.


Bước 4: Kiểm tra khả năng đăng ký nhãn hiệu/ Đăng ký doanh nghiệp

Phương án đặt tên thương hiệu cần phải được kiểm tra khả năng đăng ký nhãn hiệu một cách kỹ lưỡng để tránh những tranh chấp đáng tiếc sau này.

Các phương án tên trong danh sách shortlist được kiểm tra khả năng đăng ký tên doanh nghiệp (trong trường hợp là tên công ty) hoặc khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Ở bước này cần có sự làm việc chặt chẽ của luật sư. Bạn nên thực hiện tra cứu trên cơ sở dữ liệu chuyên ngành cũng như kiểm tra trực tiếp thông qua các mối quan hệ nghề nghiệp để biết chắc mình có thể đăng ký tên thương hiệu này với khả năng thành công cao nhất.

Bước 5: Kiểm tra khả năng ứng dụng trong thực tế

Tên thương hiệu cần được kiểm tra khả năng ứng dụng trong thực tế như logo, ấn phẩm, bao bì, nhãn, website…

Ở bước này, tên thương hiệu được minh hoạ bằng mẫu thiết kế logo hay đính kèm slogan/ tagline . Để đảm bảo tên thương hiệu thật sự khác biệt, hoạ sỹ thiết kế sẽ đặt tên thương hiệu vào các bối cảnh khác nhau: trong văn bản, trong bao bì nhãn mác, trong ấn phẩm, trên website, trong một quảng cáo tài trợ mà tên thương hiệu của bạn sẽ nằm cùng với các thương hiệu cạnh tranh khác…

Đăng ký thương hiệu như thế nào

Để đăng ký thương hiệu cho doanh nghiệp, bạn sẽ cần phải chú ý đến các giấy tờ hồ sơ đầy đủ. Cụ thể:

Cung cấp tờ khai theo mẫu yêu cầu cấp giấy chứng nhận, logo công ty, thương hiệu.Giấy phép đăng ký kinh doanh: 02 Bản sao y công chứng.Mẫu logo thương hiệu: 11 mẫu. Logo có kích thước không nhỏ hơn 80 x 80mm. Một mẫu thương hiệu chuẩn mực bao gồm ba bộ phần cấu thành chính: Phần hình, Phần chữ, Slogan.

Vậy đăng ký thương hiệu ở đâu

Ngoài việc chuẩn bị tên thương hiệu & hồ sơ đăng ký tên thương hiệu cho doanh nghiệp mình, bạn cần phải tìm được một nơi đăng ký thương hiệu phù hợp. Bạn có thể tự mình đăng ký hoặc cũng có thể chọn tới Tax
Plus
để chúng tôi giúp bạn đăng ký tên thương hiệu thành công bằng cách:

Tư vấn pháp lý, thủ tục, hồ sơ để đảm bảo bạn được chấp nhận hợp lệ.Tư vấn về tên thương hiệu khi bạn có nhu cầu chọn lựa đáp ứng được các tiêu chí về pháp lý, có tính mở rộng cho tương lai, dễ hiểu, dễ gây ấn tượng, dễ nhớ giúp mang lại hiệu quả khi sử dụng.

Xem thêm: Cách Chỉnh Dây Đàn Guitar Bằng Máy Lên Dây Để Lên Dây Đàn Guitar

Cam kết chi phí rõ ràng, tốt nhất thị trường hiện nay.

*
Đến Tax
Plus để được đăng ký bảo hộ tên thương hiệu nhanh nhất

Lời kết

Một tên thương hiệu, tên công ty được đặt hiệu quả không gì khác phải dựa vào khả năng chúng kết nối và truyền tải một thông điệp gì đó tới khách hàng.

Marty Neuemier đã nói trong cuốn sách thương hiệu nổi tiếng The Brand Gap: “Đặt một tên thương hiệu tốt luôn bắt nguồn từ phía khách hàng, và họ luôn muốn xác định, ghi nhớ, thảo luận và so sánh về thương hiệu một cách thuận tiện nhất. Một cái tên đúng sẽ là tài sản thương hiệu vô cùng quý giá, giúp tạo dựng sự khác biệt và nhanh chóng khiến thương hiệu đó được chấp nhận trong tâm trí khách hàng.”

Nhưng tất nhiên, việc lựa chọn đặt tên thương hiệu không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Cái tên như thế nào thì hiệu quả? Nghe cái tên này có “kêu” không? Các vấn đề pháp lý bảo hộ thương hiệu cho cái tên này như thế nào?

Điều gì tạo nên một tên thương hiệu tốt?

Có một số các lý thuyết cũng như nghiên cứu về những yếu tố tác động tới tên thương hiệu. Ví dụ như, theo nghiên cứu vào năm 2010 của đại học Alberta, khách hàng có tương tác tích cực hơn với những thương hiệu sở hữu cấu trúc tên được lặp đi lặp lại, đó là:

Coca-Cola
Kit Kat
Jelly Belly.

*

1. Descriptive – Mô tả

Tên thương hiệu mô tả là loại tên đã thể hiện được ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Ưu điểm của loại tên thương hiệu này là tính thực tế và miêu tả chức năng rõ ràng.Tuy vậy, điều này vô tình khiến cho việc sáng tạo còn quá ít đất diễn.

*

Các tên thương hiệu thuộc loại này thường là nền tảng của định vị thương hiệu. Một số các ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như:

Nike
Patagonia
Amazon
Virgin

Bởi tính nguyên bản, các tên thương hiệu mang tính khơi gợi thường dễ được bảo hộ hơn tên miêu tả. Tuy vậy, chúng đòi hỏi tính liên kết cực cao với cấu trúc và mô hình của doanh nghiệp, nếu không đó sẽ như phát đạn tự bắn vào chân mình.

3. Invented – Phát minh

Điều tuyệt vời nhất khi trường hợp bạn không thể tìm được một từ nào cho tên thương hiệu của mình, bạn hoàn toàn có thể tự chế ra chúng.

Các tên thương hiệu phát minh bắt buộc phải vô cùng đặc biệt. Một số được xây dựng từ các hệ ngôn ngữ như Latin, Hy Lạp hoặc các ngôn ngữ khác, sau đó được điều chỉnh để thể hiện rõ nhất tính cách của thương hiệu.

*

Tên thương hiệu Lexical là lựa chọn khá thông minh, một số ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như:

Dunkin’ Donuts
Krazy Glue
Volare
Sizzler Steakhouse

Nhưng, việc đặt tên theo lối chơi chữ cũng có những nhược điểm nhất định. Các khách hàng trong thời đại hiện nay đã bị tấn công quá nhiều bởi những kỹ thuật marketing trong đó có việc sử dụng lối chơi chữ. Do đó, nó cần phải cực kỳ tinh tế và sáng tạo.

5. Acronym – Từ viết tắt

Đây là cách thức đặt tên cơ bản nhất, “cổ xưa” nhất từ những thuở sơ khai của branding. Một số thương hiệu nổi tiếng, sử dụng tên viết tắt có thể kể đến như:

IBMAARPBPUPS

*

Tên thương hiệu địa lý là những tên thấm nhuần yếu tố văn hóa và lịch sử với một địa điểm cụ thể. Bạn sẽ thường bắt gặp các công ty sử dụng loại tên này khi đối tượng khách hàng và thị trường của họ tập trung tại một khu vực nhất định.

Và điểm yếu lớn nhất có thể kể tới chính là sự khó khăn khi thay đổi trong trường hợp doanh nghiệp mở rộng, cần rebrand lại. Vì chỉ cần gắn tên một thành phố với một sản phẩm hoặc dịch vụ, hầu hết các tên này đều đã được sử dụng và bảo hộ.

7. Founder – người sáng lập

Những tên thương hiệu được đặt theo người sáng lập thường để khơi gợi yếu tố kính trọng với những di sản để lại. Một số thương hiệu nổi bật có thể nhắc tới như:

*

Hãy phân tích các ưu và nhược điểm, tìm kiếm các insight khách hàng, cơ hội để sở hữu một tên thương hiệu tốt sẽ cao hơn rất nhiều.

3. Xác định các thông điệp thương hiệu sẽ truyền tải

Sauk hi đã thấu hiểu hiện trạng của thị trường và đối thủ, cũng như những điều khách hàng mong muốn từ thương hiệu, hãy thiết lập brand positioning.

Doanh nghiệp cần sử dụng định vị này kết hợp với lời hứa của thương hiệu để đặt tên thương hiệu chính xác. Ngoài ra, tên của doanh nghiệp cũng cần phải phù hợp với tính cách thương hiệu vốn có.

4. Brainstorm các ý tưởng đặt tên

Hãy ngồi xuống, cùng brainstorm các ý tưởng cho tên thương hiệu của bạn. Trong giai đoạn này, số lượng quan trọng hơn chất lượng, do đó, hãy cứ để khả năng sáng tạo trong bạn được lên tiếng.

*

Bạn có thể tham khảo thêm sự tư vấn từ các luật sư về lĩnh vực bảo hộ thương hiệu nhé.

7. Chọn lựa cái tên phù hợp nhất

Dựa vào yếu tố bảo hộ và tên miền, thu gọn lại danh sách của bạn một lần nữa, xuống khoảng 1-3 cái tên.

8. Kiểm tra yếu tố phát âm, đọc, viết của tên thương hiệu

Bạn sẽ cần quá trình đánh giá, kiểm tra tên thương hiệu qua cách người khác phát âm, viết và ghi nhớ tên thương hiệu của bạn. Mẫu kiểm tra càng lớn, bạn càng có nhiều cơ hội đưa ra quyết định chính xác.

Yếu tố khu vực, độ tuổi của khách hàng cũng cần được cân nhắc kiểm tra, bởi lẽ, mỗi một khu vực địa lý, mỗi một độ tuổi sẽ có cách nhìn, cách phát âm khác nhau. Do đó hãy đảm bảo tên thương hiệu đáp ứng được sự nhất quán.

9. Kiểm tra yếu tố hình ảnh của tên thương hiệu

Bước tiếp theo cần thực hiện, là kiểm tra độ hiệu quả của yếu tố hình ảnh cho tên thương hiệu.

Hãy thử đặt chúng lên các Logo template, ứng dụng lên các mẫu name card, tiêu đề thư có sẵn. Thử đưa vào hình ảnh đại diện trên Facebook, thử đưa lên website… thử tất cả mọi thứ trong khả năng của bạn

10. Cho ra mắt và quản trị tên thương hiệu

Đây là bước cuối cùng trong quá trình đặt tên thương hiệu, bạn cần đảm bảo rằng nó được ứng dụng nhất quán trên mọi điểm chạm. Hãy liên tục theo dõi, và thu lượm các phản hồi trực tiếp từ khách hàng.

Việc đặt tên là vô cùng quan trọng, tuy vậy bạn cần ghi nhớ một điều rằng: Một tên thương hiệu, tên công ty tốt không thể tạo nên một sản phẩm tốt. Nhưng sản phẩm tốt có thể biến một cái tên kỳ lạ nhất trở nên không thể nào quên.