Hướng Dẫn Cách Viết Truyện Trinh Thám Hay, 7 Mẹo Để Viết Truyện Trinh Thám
Lời khuyên tham khảo để viết một tiểu thuyết trinh thám hay
Tại sao thể loại trinh thám lại nổi tiếng đến thế:
Cốt truyện trinh thám xoay quanh những vụ án hình sự, đa phần là án mạng giết người. Một câu truyện trinh thám tập trung chủ yếu vào sự đối đầu giữa một người cố gắng để tìm ra kẻ sát nhân và kẻ sát nhân cố gắng để che đậy dấu vết. Trong cùng lúc đó, bí ẩn của câu truyện có thể được dựng dưới dạng các câu đó, dạng mã cho nhân vật lẫn cho độc giả, để họ có thể tự phân tích và tìm ra lời giải.Nhân vật chính thường là thanh tra hay cảnh sát, hoặc chỉ có thể là một người nhân thường bị cuốn vào vụ án theo một cách nào đó. Những truyện trinh thám nổi tiếng thì có những thám tử (chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư) được thổi hồn trên những câu truyện của các tác giả.Những tác giả viết trinh thám thông hường dùng, và dùng rất tốt, phương pháp miêu tả chi tiết để kể và miêu tả cảnh vật, không khí nguy hiểm. Một phương pháp hay được dùng nữa là “Cho xem thay vì kể” để người đọc tự có thể tìm manh mối và giải đáp vụ án (nhưng phương pháp này tương đối khó cho những người nghiêp dư).Bạn đang xem: Cách viết truyện trinh thám
Những lời khuyên hàng đầu khi viết trinh thám:
Đọc, đọc nữa, đọc mãi và đọc nhiều lần. Chỉ có đọc và học hỏi từ những tiền bối đi trước thì chúng ta mới tiến bộ. Không những thế, đọc cũng là cách để tìm lỗi sai và ý tưởng cho câu truyện của mình. Một vài đề cử tieu biểu từ mình là Di li với truyện tiêu biểu “Câu lạc bộ số 7” và Conan Doyle với “Sherlock Holmes”, Agatha Christie với tiêu biểu “Vụ ám sát ông Roger Ackroyd” và “Án mạng trên tàu tốc hành phương đông”, Jefferey Deaver với “Giọt lệ quỷ”, Aoyama Gosho với “Thám tử Conan”. Hay bạn muốn thử sức với những câu truyện nặng về kiến thức thì những tiểu thuyết của Dan Brown sẽ khiến bạn phải choáng ngợp. Và đó là những tiêu biểu của mình, và còn nhiều nữa…Xây dựng một vụ án một cách chi tiết nhất có thể. Nghiên cứu, thành lập, phát triển những chi tiết đến mức chắc chắn nhất mà bạn có thể. Đây là yêu cầu cao nhất và tối thiểu nhất đối với một nhà văn trinh thám, vì những đọc giả của truyện trinh thám thường là những tay soi mói và đặt nặng tính logic, vì thế nên một vụ án phải luôn luôn được suy tính kĩ càng trước khi tiến hành viết.Biết trước kết cục, chỉ như thế thì bạn mới có thể diễn biến vụ án hướng tới kết cục đó.Lập danh sách những bằng chứng để giúp chỉ ra kẻ phạm tội, sau đó tìm cách rải chúng khắp các chương truyện. Nên nhớ bạn cần phải quyết định những bằng chứng quạ ntrong nhất để nhân vật chính (nvc) kết án.Cân nhắ có nên sử dụng thêm yếu tố “bằng chứng giả” (tạm dịch, nguyên bản là red herring). Miễn là bạn sử dụng một cách vừa phải, “bằng chứng giả” sẽ là những yếu tố khiến quá trình phá án thêm thú vị. Nếu sử dụng quá nhiều thì bạn sẽ có nguy cơ khiến cho đọc giả bị rối trí cũng như câu truyện bị loãng nội dung đấy.Lập danh sách kẻ tinh nghi, có thể thêm áp dụng yếu tố “bằng chứng giả” để hướng NVC đến sai người, như thé kết thúc sẽ càng bất ngờ.Chơi công bằng. Những bằng chứng mà NVC trong tiểu thuyết của bạn có đều phải được thể hiện cho độc giả. Khi bạn đọc một cuốn trinh thám thì cũng nhưu bạn đang cạnh tranh với NVC, người đọc sẽ cảm thấy họ bị ăn gian khi nhân vật chính giải quyết một vụ ám bằng chứng cứ mà bạn giấu đi khỏi họ. Tóm gọn, bất cứ bằng chứng cứ nào tìm cách nhét vô cho độc giả thấy.Tìm cách để khiến người đọc bất ngờ, những vẫn phải công bằng với họ. Tuy nhiên khi sử dụng các bằng chứng để kết án phải cần tính logic và hợp lý, cho dù trước đó bạn có dùng bằng chứng giả để đánh lừa người đọc. Viết làm sao để họ có thể thốt lên “Đáng lẽ mình phải biết chứ!”Nghiên cứu thật chi tiết. Nếu kẻ giết người của bạn dùng độc, thì bạn cần biết chắc loại độc đó là loại nào và công dụng, tính chất của nó, chẳng hạn như là mùi, độc tính, v.v. Nếu vụ án có sự tham gia của cảnh sát, hãy chắc chắn bạn cần biết đúng quy trình xử lí của họ. Hãy cố gắng nghiên cứu kĩ, làm bạn với sở cảnh sát gần nhà bạn, vào thư viện. Nên nhớ là nếu độc giả phát hiện logic trong truyện của bạn hoặc lập luận của bạn có sai sót thì họ sẽ mất niềm tin vào cách viết của bạn.Thêm mắm muối. Thử bắt đầu truyện bằng cảnh hành động, nhiều tác giả trinh thám còn có xu hướng kết thúc một chương truyện giữa lưng chừng cao trào, điều này sẽ khiến độc giả thèm đọc chương mới để biết diễn biến tiếp theo. Hoặc bạn có thể thử đặt người thân của NVC vào tình trạng nguy hiểm để tăng độ cao trào. Tốt hơn, đặt chính NVC của bạn vào nguy hiểm tính mạng, sự sắp xếp này tốt nhất vào thời điểm phát hiện hung thủ là ai (gần cuối truyện). Lưu ý, bạn cần xây dựng NVC nói riêng và phụ thật tốt, chỉ có thể mới khiến độc giả thích thú với NV của bạn, từ đó quan tâm đến những gì sẽ xảy ra với nhân vật của bạn.Xây dựng một thế giới ba chiều, nói cách khác là có chiều sâu.Lời khi cho những người muốn tìm kiếm ý tưởng.
Thử áp dụng những vụ án noài đời thường vào tiểu thuyết của bạn. Đọc báo, xem tin tức, sau đó nghiên cứu, đào sâu thêm. Cách này có lẻ ít hữu dụng ở Việt Nam khi mà nước ta không hẳn là có nhiều vụ án nghiêm trọng, vì thế các bạn sẽ muốn mở rộng nguồn tìm kiếm sang nước ngoài.Áp dụng hình mẫu người thật ngoài đời vào nhân vật của bạn. Nếu bạn cho rằng quá khó khăn để suy nghĩ một nhân vật cho riêng mình thì cứ làm như thế. Chọn người mình thích hay ngưỡng mộ làm NVC, chọn đứa bạn ghét làm vai ác. Thấy chưa, dễ mà.Xây dựng cốt truyện
Sau khi đã có ý tưởng, NVC đã được tạo dựng xong, bằng chứng và kẻ tình nghi cũng đã có, việc phác thảo xem như đã đủ điều kiện. Câu truyện thường bắt đầu bằng việc NVC cố gắng giải một vụ án. Bạn nên tìm nguyên nhân khiến NVC của bạn muốn làm thế, do công hay do tư. Đây là những ý chính khiến độc giả bị cuốn vào cốt truyện. Đưa chứng cứ và nghi phạm vào dọc đường đi. Hãy khiến mở đầu thật ấn tượng và khiến cốt truyện thêm hấp dẫn bằng những đoạn cao trào giữa và cuối truyện. Đoạn ca trào chính thường là lúc NVC phát hiện ra manh mối chìa khoá giúp dẫn đến hung thủ.
Dịch, biên tập và thêm thắt: Hy Nguyen Quang
Bình luận của người viết:
Đây không hẳn là bản hướng dẫn chi tiết nhất những theo ý mình nó đã đề ra khá đủ những phương pháp mà bạn có thể tham khảo. Tất nhiên chẳng ai yêu cầu bạn phải đạt đủ những yêu cầu thì truyện mới hay nhưng tôi có thể đảm bảo những quy tắc trên là những quy tắc cơ bản để bạn tham khảo và dựa vào đó chỉnh sửa truyện bạn thêm tốt hơn. Bản thân mình thì vẫn chưa đủ chuyên nghiệp để viết một truyện trinh thám những mình vẫn đang cố gắng từng bước, và những quy tắc trên đây cũng góp phần giúp mình khá nhiều. Hy vọng đối với những bạn có ý định với mảng trinh thám sẽ ít nhiều gì tìm được chỉ dẫn từ bài này.
Một lần nữa mình là Hy, bút danh Avian với truyện chính đang viết (cũng là trinh thám có yếu tố của light novel) là Nhà cố vấn ma cà rồng (The consulting vampire).
Chính trịQuốc phòng - An ninh
Đa phương tiện
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Kinh tếXã hội
Văn hóa
Phóng sự - Điều tra
Giáo dục - Khoa học
Pháp Luật
Bạn đọc
Y tếThể Thao
Quốc tế
Chính trị
Quốc phòng - An ninh
Đa phương tiện
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Kinh tếXã hội
Văn hóa
Phóng sự - Điều tra
Giáo dục - Khoa học
Pháp Luật
Bạn đọc
Y tếThể thao
Quốc tếDu lịch
Tư liệu - Hồ sơ

Di Li-nữ văn sĩ là tác giả của thể loại truyện trinh thám hiện đại được đông đảo độc giả yêu mến tại Việt Nam. Mặc dù chưa từng được học qua trường lớp đào tạo về chuyên ngành điều tra, hình sự nhưng nhà văn Di Li đã có nhiều sáng tạo trong cách viết, thể hiện tác phẩm thuộc dòng văn học giả tưởng.
Nhân dịp tiểu thuyết trinh thám “Câu lạc bộ số 7” của nhà văn Di Li được tái bản lần thứ ba vào những ngày đầu tháng 6, nữ văn sĩ đã chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử về khó khăn, niềm đam mê theo đuổi những tác phẩm truyện trinh thám. Xem thêm: Cách Sử Dụng Máy Giặt Toshiba 8Kg, Cách Sử Dụng Bảng Điều Khiển Máy Giặt Toshiba Aw
Phóng viên (PV): Di Li là nhà văn đã mở ra làn sóng trinh thám hiện đại và tiểu thuyết “Câu lạc Bộ Số 7” đã có chỗ đứng rất quan trọng trong lịch sử văn học trinh thám tại Việt Nam, chị có thể chia sẻ về những khó khăn khi viết về đề tài này?
Nhà văn Di Li: Trinh thám là thể loại giả tưởng, nội dung dựa hoàn toàn vào logic và trí tưởng tượng. Còn tôi thì chưa một ngày làm việc trong ngành điều tra hình sự, nên trong quá trình viết phải tưởng tượng và “bài binh bố trận” làm sao cho câu chuyện cuốn hút người đọc đến tận phút cuối cùng ở vào thời đại “thời gian luôn hiếm hoi” này. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo cho mọi tình tiết có lý vì rất nhiều người có chuyên môn sẽ đọc và nhận xét tác phẩm của mình. Vì vậy, nghiên cứu tư liệu không phải chỉ trên lĩnh vực hình sự mà còn có cả lịch sử, tôn giáo, chính trị, văn hóa, địa lý… là một điều tối cần thiết phục vụ cho công việc này.
Nhà văn Di Li. Ảnh: Nhân vật cung cấp |
PV: Tiểu thuyết “Câu lạc bộ số 7” thuộc thể loại trinh thám, tái bản và phát hành tới bạn đọc với một diện mạo mới đầy sức sống, trong bối cảnh thể loại truyện trinh thám rất kén độc giả nhưng tiểu thuyết này vẫn tái bản thể hiện sự thành công của tác giả, cảm xúc của chị ra sao khi đứa con tinh thần của mình được đông đảo độc giả đón nhận?
Nhà văn Di Li: Tôi thực sự rất vui mừng vì “Câu lạc bộ số 7” đã được tái bản lần thứ ba. Đó là một cuốn sách dày và phải cạnh tranh với rất nhiều đầu sách trinh thám ngoại khác. Đặc biệt với sự phối hợp chặt chẽ, làm việc có uy tín, trách nhiệm của Linh Lan books đã giúp tôi cho ra đời Câu lạc bộ số 7 phiên bản mới, hấp dẫn, kịch tính, đầy mê hoặc…Tôi hy vọng bên cạnh “Trại hoa đỏ” đã được tái bản lần 6 thì “Câu lạc bộ số 7” cũng sẽ được yêu thích như vậy.
PV: Có thể nói, chị là một trong những tác giả truyện trinh thám thành công và được yêu mến tại Việt Nam, chủ đề trinh thám đến với chị từ khi nào?
Nhà văn Di Li: Từ hồi nhỏ, tôi hầu như chỉ đọc thể loại giả tưởng và trinh thám luôn chiếm một vị trí trang trọng trên giá sách của tôi. Một ngày nọ, tôi nghĩ rằng mình cũng có thể viết một cuốn như vậy và tôi bắt tay vào thử thách mới. Cứ thế, thể loại trinh thám cuốn hút tôi cho đến tận bây giờ.
PV: Văn học trinh thám giúp người ta nhìn nhận về trách nhiệm và vai trò xã hội của con người cũng như bản chất sâu xa của tội ác, khi viết tác phẩm này, chị phải tìm hiểu tài liệu cũng như các vụ án như thế nào để làm chất liệu cho sáng tác của mình?
Nhà văn Di Li: Tôi phải đọc rất nhiều tài liệu về các chất ma túy và tác hại của nó đến con người nói riêng và cộng đồng nói chung. Tôi thậm chí còn tìm đến Học viện Cảnh sát và đi tìm mua tài liệu về nghiên cứu, đọc nhuần nhuyễn.
Các sách luật hình sự, giám định pháp y, các loại dược chất, kỹ thuật hình sự và tâm lý tội phạm học, tâm thần học cũng được tôi nghiên cứu rất kỹ. Để viết ra một cuốn sách thì số sách đọc có thể phải gấp vài chục lần thế. Ngoài ra, tôi cũng vào các diễn đàn quốc tế của những “người vô tính” để tìm hiểu, rồi thậm chí phỏng vấn rất nhiều người quen mà tôi phỏng đoán họ là “người vô tính” để tìm hiểu về tính cách, cuộc sống của họ. Qua đó làm chất liệu khi thể hiện tác phẩm của mình.
PV: Tiểu thuyết “Câu lạc bộ số 7” là một cuốn tiểu thuyết lãng mạn trẻ trung, ly kỳ, được viết dưới một chủ đề còn khá lạ ở nước ta và chị đã dành thời gian 6 năm để thực hiện tác phẩm này, điều gì đã thôi thúc chị thực hiện chủ đề không dễ đối với bất kỳ nhà văn nào?
Nhà văn Di Li: Ý tưởng bất chợt đến trong một chuyến đi Seoul (Hàn Quốc). Cô gái ở công ty đối tác nhắc tôi rằng, nếu có gọi taxi thì gọi xe của hãng tử tế, đừng vẫy dọc đường, vì thời gian vừa rồi có rất nhiều cô gái đã bị tài xế taxi giết hại rồi quẳng xác xuống sông Hàn. Sau đó tôi cũng tình cờ nhìn thấy những hình ảnh tàn tạ của những người nghiện ma túy đá trong một bài báo. Tôi dần dần hình thành từ những ý tưởng bất chợt đó. Hơn nữa, từ lâu tôi dành rất nhiều thời gian để quan sát những người mà tôi cho rằng thuộc cộng đồng “người vô tính”. Đó là một chủ đề mà tôi đã nghiên cứu từ lâu.
PV: Được biết, hai tác phẩm “Trại hoa đỏ” và “Câu lạc bộ số 7” đã được bán chuyển nhượng bản quyền để chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh, ở Việt Nam có lẽ chị là một trong số không nhiều nhà văn tiên phong trong lĩnh vực này, chị có gặp khó khăn gì khi thể loại truyện trinh thám được chuyển thể thành phim?
Nhà văn Di Li: Tôi đã bán bản quyền “Trại hoa đỏ” từ cách đây 10 năm nhưng long đong mãi mà chưa được lên phim. Nhiều đạo diễn nói rằng: Đây là một lĩnh vực khá mới mẻ. Cũng có những đạo diễn rất tâm huyết với dự án nhưng lại không tìm được nhà đầu tư sản xuất. Rồi qua nhiều lần “sang tên đổi chủ”, hợp đồng đó đã được sang nhượng lại cho K+. Đây là premium original seri đầu tiên tại Việt Nam, được đạo diễn bởi Victor Vũ và cũng là phim dài tập được đầu tư lớn.
Nhà văn Di Li ký và tặng sách độc giả. Ảnh: MINH QUANG |
Ê kíp làm phim đã nhiều lần “cảnh báo” với tôi rằng, bộ phim đã được thay đổi khá nhiều so với nguyên tác, có lẽ để tránh làm tôi “sốc” khi xem phim. Nhưng tôi cũng hiểu, điện ảnh là một lĩnh vực riêng, không nên cực đoan phải đóng khuôn giống như tác phẩm văn học. Tiếp đó, K+ cũng đã mua bản quyền “Câu lạc bộ số 7” với dự tính sẽ chiếu bộ phim này vào năm sau.
Tôi nghĩ rằng, bất kỳ nhà văn nào cũng mong muốn tác phẩm của mình được chuyển thể thành phim để tiếp cận người xem nhiều hơn. Tôi cũng hy vọng hai bộ phim này sẽ thành công như kỳ vọng của cả đoàn làm phim.
PV: Dự định trong thời gian tới của chị là gì?
Nhà văn Di Li: Cuốn tiểu thuyết trinh thám thứ ba mà tôi đang viết là về đề tài dân số và chênh lệch giới tính. Bối cảnh hầu hết diễn ra ở Hàn Quốc. Đây cũng là đề tài mà văn học hiếm khi các nhà văn đụng đến. Dự kiến trong 10 năm tới, tôi cũng dừng bút ở thể loại non-fiction (phi hư cấu), để dành trọn vẹn thời gian cho sách hư cấu.